Chuyện những em bé nặng kí chào đời không phải là chưa từng xảy ta. Tuy nhiên, những em bé “quá” kí ra đời bằng cách sinh thường tự nhiên thì vô cùng hiếm.
Mới đây, thông tin từ báo chí cho biết, ngày 29/9, tại Khoa Sản Bệnh viện đa khoa huyện Phú Bình, Thái Nguyên đã có một ca đỡ đẻ thành công bằng phương pháp sinh thường khiến toàn bộ Ê kíp bác sĩ vô cùng mừng rỡ và bất ngờ.
“Đây là trường hợp hiếm gặp, em bé có trọng lượng lớn nhất từ trước đến nay được chào đời tại bệnh viện bằng phương pháp sinh thường.” Các bác sĩ trong Ê kíp cho biết.
Được biết họ đã nỗ lực trong vòng 30 phút, may mắn sản phụ đã sinh thành công, cả mẹ và bé sức khoẻ đã ổn định.
Hầu hết những trường hợp thai to, bác sĩ đều sẽ họp bàn và sẽ có quyết định mổ sinh nếu như nhận thấy sức khoẻ và tinh thần người mẹ không ổn định vì những bào thai quá to dễ dẫn đến khi sinh kẹt vai con, sản phụ sẽ bị tổn thương tầng sinh môn và buộc phải sinh mổ.
Ngược lại, nếu mọi chỉ số sức khoẻ đều tốt, người mẹ sẵn sàng thì có thể thực hiện sinh thường.
Sau khi thông tin về em bé nặng hơn 5kg chào đời được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Đa số mọi người đều khâm phục ý chí kiên cường của người mẹ, số còn lại cũng chúc mừng vì ca sinh thành công “mẹ tròn con vuông” không có gì nguy hiểm.
“Trộm vía, chào mừng bé đến với thế giới, mẹ bé kiên cường lắm, chúc hai mẹ con thật nhiều sức khỏe”.
“Chúc mừng gia đình, chúc con luôn mạnh khỏe”.
Ngoài ra, một số ý kiến cũng cho rằng, em bé nặng như vậy mà bác sĩ cho sinh thường là khá nguy hiểm. Tuy nhiên, số khác cũng bày tỏ ý kiến bảo vệ quyết định của bác sĩ vì cho rằng họ có chuyên môn và sẽ đánh giá được từng trường hợp để đưa ra phương pháp cuối cùng.
“Thai to như thế mà bác sĩ cho sinh thường thì cũng nể. Nguy hiểm thật sự”.
“Nguy hiểm gì đâu. Bác sĩ khám và cân nhắc lắm bác à. Chứ không phải là to là mổ”.
“Bình thường hay không là do bác sĩ chẩn đoán chứ các bà cũng làm có chuyên môn mà phán”.
“Như mình nói trên comment, khi hội tụ đủ các yếu tố trên thì 1 case sinh thường diễn ra bình thường chứ không phải cứ thai to là mổ lấy thai hết. Đương nhiên vẫn có % là đánh giá tốt nhưng trường hợp xấu vẫn diễn ra, phải hiểu trong y học không có cái gì là tuyệt đối, nhưng gia đình chấp nhận và bác sĩ đã nắm phần lớn % thành công, theo dõi sát sao thì vẫn được bạn nhé”.
Theo đó, để đảm bảo sức khoẻ của mẹ và bé an toàn, trong thai kỳ cần theo dõi đường huyết để nếu rối loạn chuyển hoá thì bác sĩ sẽ tư vấn dinh dưỡng hoặc có thể sử dụng thuốc. Bởi vì thai phụ đái tháo đường thai kỳ sau sinh cũng cần khám kiểm tra đường huyết để sớm điều trị.
Tổng hợp